Người Quảng Ninh thường hay có câu ca Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, gà Tiên yên...Vậy bạn đã biết giống lợn này chưa?
Lợn Móng Cái có xuất xứ từ những con lợn rừng nhiệt đới Châu á, được người dân địa phương đưa về thuần hoá và nuôi tại nhà. Có ý kiến cho rằng, giống lợn này được tạo ra cách nay ít nhất 150 năm. Vùng biển với khí hậu trong lành, giầu thức ăn có lẽ là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra giống lợn có màu lông đặc thù đen, trắng và hồng tím không có ở nơi khác. Lợn Móng Cái có 3 loại: xương to, xương nhỡ và xương nhỏ. Những con xương càng nhỏ thì thịt càng thơm ngon. Hiện nay, những con lợn Móng Cái còn lại chủ yếu là loại xương nhỡ. Thịt thơm ngon, dễ nuôi, đẻ mắn, đẻ sai, thân thiện với con người, chịu được kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt là những đặc điểm của lợn Móng Cái.
Trong các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn Mường Khương, lợn mẹo… thì lợn nái Móng Cáicó nhiều ưu điểm nổi trội trong việc sinh sản. Đây có lẽ là giống lợn đẻ sai nhất, mỗi lứa trung bình từ 14 đến 16 con, kỷ lục đến 20 đến 22 con, trong khi các giống lợn khác, kể cả các giống lai cũng chỉ đẻ được từ 10 đến 12 con mỗi lứa.Không chỉ đẻ sai, lợn nái Móng Cái còn đẻ sớm và đẻ dai. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, lợn nái Móng Cái chỉ cần nuôi từ 6 đến 8 tháng là cho phối giống được và thời gian đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, thậm chí lâu hơn. Đây còn là giống lợn đẻ dày, trung bình mỗi năm có thể đẻ được từ 1,9 đến 2,2 lứa. Nhưng lợn Móng Cái cũng có một hạn chế là tỷ lệ thịt nạc hơi thấp so với các giống khác. Tỷ lệ nạc của thịt lợn do nái Móng Cái lai với đực ngoại chiếm từ 35% đến 38%, nếu do nái F1 phối với đực ngoại cũng chỉ đạt đến 45%. Còn tỷ lệ nạc của thịt lợn Móng Cái thuần thì còn thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 28% đến 29% là cùng.
Và tương lai của lợn Móng Cái:
Do lợn Móng Cái có nhiều ưu điểm như vậy, nên những năm bảy mươi của thế kỷ trước, nước ta đã thực hiện chương trình “Móng Cái hoá đàn lợn” trên phạm vi toàn quốc. Và theo những người trong nghề thì chương trình này khá thành công. Vì thế, ngày nay giống lợn Móng Cái có trên khắp cả nước, nhưng chẳng biết là đã lai đến F bao nhiêu rồi. Nhưng ngay tại quê hương của những chú ỉn Móng Cái, người ta không còn nuôi nhiều giống lợn này nữa. Những xã, phường nuôi nhiều lợn nái Móng Cái gốc cũng chỉ còn trên dưới hai chục con. Bây giờ, người dân Móng Cái muốn mua giống lợn này phải xuống trại giống ở Đầm Hà và nghe đâu ở các huyện Đầm Hà, Tiên Yên người ta nuôi nhiều hơn ở Móng Cái rất nhiều. Bà Nguyễn Thị Thước ở thôn 5, xã Hải Hoà, TX Móng Cái là hộ nuôi lợn nái Móng Cái mấy chục năm nay cho biết: “Trước kia ở địa phương có rất nhiều người nuôi, nay thì chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay”. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ ở đô thị Móng Cái có lẽ là nguyên nhân chính. Bà Thước cho biết, nếu không tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa ở các nhà hàng mà cứ phải đi mua rau cỏ, cám công nghiệp thì chăn nuôi không thể có lãi. Người dân Móng Cái ngày nay nếu không có công ăn việc làm thì đi chở hàng thuê hay làm những công việc khác, chứ không mấy ai đầu tư cho chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn. Có lẽ đấy là lý do chính khiến giống lợn Móng Cái ở đây mai một đi.
Trong các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn Mường Khương, lợn mẹo… thì lợn nái Móng Cáicó nhiều ưu điểm nổi trội trong việc sinh sản. Đây có lẽ là giống lợn đẻ sai nhất, mỗi lứa trung bình từ 14 đến 16 con, kỷ lục đến 20 đến 22 con, trong khi các giống lợn khác, kể cả các giống lai cũng chỉ đẻ được từ 10 đến 12 con mỗi lứa.Không chỉ đẻ sai, lợn nái Móng Cái còn đẻ sớm và đẻ dai. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, lợn nái Móng Cái chỉ cần nuôi từ 6 đến 8 tháng là cho phối giống được và thời gian đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, thậm chí lâu hơn. Đây còn là giống lợn đẻ dày, trung bình mỗi năm có thể đẻ được từ 1,9 đến 2,2 lứa. Nhưng lợn Móng Cái cũng có một hạn chế là tỷ lệ thịt nạc hơi thấp so với các giống khác. Tỷ lệ nạc của thịt lợn do nái Móng Cái lai với đực ngoại chiếm từ 35% đến 38%, nếu do nái F1 phối với đực ngoại cũng chỉ đạt đến 45%. Còn tỷ lệ nạc của thịt lợn Móng Cái thuần thì còn thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 28% đến 29% là cùng.
Và tương lai của lợn Móng Cái:
Do lợn Móng Cái có nhiều ưu điểm như vậy, nên những năm bảy mươi của thế kỷ trước, nước ta đã thực hiện chương trình “Móng Cái hoá đàn lợn” trên phạm vi toàn quốc. Và theo những người trong nghề thì chương trình này khá thành công. Vì thế, ngày nay giống lợn Móng Cái có trên khắp cả nước, nhưng chẳng biết là đã lai đến F bao nhiêu rồi. Nhưng ngay tại quê hương của những chú ỉn Móng Cái, người ta không còn nuôi nhiều giống lợn này nữa. Những xã, phường nuôi nhiều lợn nái Móng Cái gốc cũng chỉ còn trên dưới hai chục con. Bây giờ, người dân Móng Cái muốn mua giống lợn này phải xuống trại giống ở Đầm Hà và nghe đâu ở các huyện Đầm Hà, Tiên Yên người ta nuôi nhiều hơn ở Móng Cái rất nhiều. Bà Nguyễn Thị Thước ở thôn 5, xã Hải Hoà, TX Móng Cái là hộ nuôi lợn nái Móng Cái mấy chục năm nay cho biết: “Trước kia ở địa phương có rất nhiều người nuôi, nay thì chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay”. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ ở đô thị Móng Cái có lẽ là nguyên nhân chính. Bà Thước cho biết, nếu không tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa ở các nhà hàng mà cứ phải đi mua rau cỏ, cám công nghiệp thì chăn nuôi không thể có lãi. Người dân Móng Cái ngày nay nếu không có công ăn việc làm thì đi chở hàng thuê hay làm những công việc khác, chứ không mấy ai đầu tư cho chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn. Có lẽ đấy là lý do chính khiến giống lợn Móng Cái ở đây mai một đi.
Bạn có thể đọc qua cuốn sách:
Kỹ thuật nuôi lợn móng cái
Một số bệnh thường gặp và công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn
Xem thêm các tài liệu về nuôi lợn Móng Cái tại đây
sdsđájsdkajsdlkasjdklsBạn có